DỪNG NGAY THÓI QUEN ĂN ĐỒ THỪA QUA ĐÊM

Thức ăn để qua đêm, được đun nấu nhiều lần sẽ khiến các chất dinh dưỡng biến mất, thậm chí còn chuyển hóa thành chất độc hại, có nguy cơ gây ra nhiều bệnh như đau dạ dày, viêm ruột, ngộ độc thực phẩm, thậm chí là ung thư. Dưới đây là những loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên để qua đêm, bạn cần nhớ:

👉 Rau có màu xanh

Các loại rau có màu xanh chứa hàm lượng nitrat rất cao. Khi nitrat bị nấu chín và để trong một thời gian dài, chúng sẽ chuyển sang nitrit, là một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, nếu ăn không hết tốt nhất là nên bỏ đi, tuyệt đối không nên để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt, cần tây, dưa chuột.Tốt nhất nên ăn rau xanh tối đa trong vòng 2-3 giờ sau khi nấu

👉 Hải sản

Hải sản là thức ăn có chứa nhiều khoáng chất và vitamin rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là canxi, kẽm. Do hải sản chứa lượng đạm rất cao nên chúng thu hút các vi khuẩn và tạo thành mầm bệnh không có lợi cho sức khỏe ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Bên cạnh đó, hải sản cũng là thức ăn có chứa nhiều muối trong thịt, chuyển hóa và sản sinh ra nitric gây nguy cơ ung thư.

👉 Trứng gà

Nếu trứng gà luộc hoặc rán vẫn chưa chín hẳn, trong tình trạng lưu giữ không tốt, lòng đỏ trứng gà để qua đêm dễ nhiễm vi khuẩn, làm cho bụng, dạ dày khó chịu, chướng khí. Nhưng nếu trứng gà đã chín và lưu giữ thích hợp trong nhiệt độ thấp, thông thường không có vấn đề gì.

👉Cơm nguội

Theo bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, nên hạn chế ăn cơm nguội qua đêm.

Đặc trưng của cơm nguội là nhanh thiu, vì nó chứa nhiều tinh bột và đường nên rất dễ nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có màu hơi ngả vàng, không còn kết dính. Người ăn vào có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng sức khỏe, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa, nặng thì ngộ độc cấp.

Nếu buộc phải tái sử dụng thì nên bảo quản thật tốt, trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng để hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

👉Các món nấm

Do cấu trúc đặc biệt nên vi khuẩn dễ dàng sinh sôi từ bề mặt rồi xâm nhập vào bên trong nấm nên nấm dễ bị hư hỏng hơn so với các thực phẩm khác, để qua đêm có thể có nhiều chất chuyển hóa của vi khuẩn hơn, khả năng gây đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn sẽ cao hơn, dễ tiềm ẩn nguy cơ viêm dạ dày ruột, vì vậy bạn cũng không nên ăn lại nó sau khi được để qua đêm.

👉Thực phẩm từ đậu nành

Một số món ăn từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tàu hũ… rất dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường thông gió kém. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng chỉ nên để từ 2 đến 4 tiếng, nếu không lượng vi khuẩn tăng lên khiến thức ăn bị biến chất.

Điển hình nhất là vi khuẩn clostridium botulium – một loại vi khuẩn có chất độc mạnh gấp nhiều lần chất độc xyanua kali, có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong.

👉Các loại nước dùng, súp

Hàm lượng protein trong nước dùng để qua đêm tương đối cao, nước dùng cũng là nơi vi khuẩn sinh sôi mạnh nhất sau một thời gian dài bảo quản. Khi các sản phẩm thoái hóa protein và chất chuyển hóa của vi khuẩn trong nước dùng đi vào dạ dày, nó sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

👉Nộm, gỏi

Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu để món này qua ngày hôm sau, dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn không hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí ngộ độc.

Chưa nói tới các thành phần biến đổi gây hại cho sức khỏe thì thức ăn thừa nếu bảo quản không tốt, khi để qua đêm sẽ bị vi sinh vật, nấm mốc, ăn vào dễ ngộ độc. Dấu hiệu là đau bụng, nôn, đi ngoài, khó tiêu. Do đó, tốt nhất nên nấu vừa đủ cho cả gia đình, ăn hết trong ngày. Thức ăn đã nấu chín chỉ nên để trong tủ lạnh 1-2 ngày, cho vào các túi nilon, hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh đậy nắp kín, trữ ở ngăn đông hoặc ngăn mát. Các loại rau, củ, quả nên dùng khi còn tươi.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội

Ý kiến bình luận
Bài viết liên quan