Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên tại nhà

1. Nhiễm khuẩn hô hấp là gì?

Nhiễm khuẩn hô hấp trên là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thường ở đường hô hấp trên như: tai, mũi, họng và thanh quản.

Chức năng của hệ hô trên là lấy không khí ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

2. Nguyên nhân:

Virus: đây là nguyên nhân chủ yếu do khả năng lây truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp, các giọt bắn khi ho, hắt hơi… Những loại virus thường gặp như: virus hô hấp hợp bào, cúm, á cúm…

Vi khuẩn: Streptococci aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, ho gà…

Không do vi sinh: hít hoặc sặc thức ăn, dịch vị, dị vật hoặc dầu hôi; Quá mẫn thuốc và chất phóng xạ

3. Yếu tố thuận lợi:

Hoàn cảnh kinh tế – xã hội thấp

Môi trường sống đông đúc và kém vệ sinh

Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ

Có người hút thuốc lá và khói bụi trong nhà

Chăm sóc trẻ chưa đúng hoặc trẻ không bú sữa mẹ

Trẻ sinh non tháng, sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bệnh sởi hoặc thiếu vitamin A

Thời tiết lạnh, giai đoạn chuyển mùa…

4. Triệu chứng lâm sàng:

Sốt từ nhẹ đến sốt cao

Trẻ mệt mỏi và quấy khóc

Ho: ho khan hoặc ho có đờm

Chảy nước mũi (có khi chảy mủ tai)

Nhịp thở nhanh:

+ Trẻ < 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút

+ Trẻ từ 2 tháng – 12 tháng: nhịp thở ≥50 lần/phút

+ Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút

Thở khò khè hoặc thở rít

Khó thở và thở rút lõm lồng ngực

Tím tái

Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân:

+ Không uống được hoặc bỏ bú.

+ Li bì hoặc khó đánh thức

+ Nôn tất cả mọi thứ (kể cả nước)

+ Co giật

5. Hướng dẫn cho người chăm sóc trẻ cụ thể những vấn đề sau:

Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ và ăn dặm đúng cách

Tập cho bé tư thế đi, đứng và ngồi đúng giúp lồng ngực phát triển tốt

Tập thở, tập vận động và thể dục để các cơ hô hấp phát triển tốt

Cách giữ gìn vệ sinh răng miệng bé và vệ sinh cá nhân

Chăm sóc trẻ tránh để còi xương và suy dinh dưỡng

Tiêm chủng đầy đủ các bệnh

Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường

Điều trị triệt để các bệnh viêm đường hô hấp trên

Giữ ấm cơ thể trẻ khi trời lạnh

Hướng dẫn đúng cách khi trẻ bị cảm lạnh: Thông thoáng mũi, nhỏ nước mũi sinh lý 0,9% mỗi bên mũi 1 giọt, 3-4 lần/ngày

Giảm ho và giảm đau họng cho trẻ bằng các loại thuốc nam như: quất hấp đường, lá hẹ, tần dày lá, mật ong…

Không nên dùng thuốc tây có chứa codein hoặc kháng histamine vì làm quánh đờm, giảm ho nên không tống được các chất tiết ra ngoài và làm trẻ chán ăn

Chăm sóc trẻ sốt

Hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu nặng (biểu hiện lâm sàng).

Nguồn: CN. Trịnh Thị Thu Chung 

Benhvien108.vn

 

Ý kiến bình luận
Bài viết liên quan