Trĩ là bệnh rất phổ biến, đến nay nguyên nhân sinh bệnh của bệnh trĩ đã được biết rõ hơn nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong đó có các yếu tố thuận lợi để trĩ hình thành bao gồm gắng sức khi đi tiêu (đây là nguyên nhân quan trọng nhất), thai kỳ, táo bón, tăng áp lực cơ thắt trong, viêm trực tràng mãn tính, dân văn phòng, lái xe ngồi lâu hoặc đứng lâu. Các yếu tố trên đều có chung đặc điểm là làm cho áp lực trong xoang tĩnh mạch trĩ tăng hơn mức bình thường mỗi khi đi tiêu. Nếu hiện tượng này kéo dài, các búi trĩ “sinh lý” phồng to hơn và gây triệu chứng, dẫn đến bệnh trĩ. Các triệu chứng của búi trĩ bao gồm: chảy máu, đau rát, ngứa khó chịu, sa lồi búi trĩ ra ngoài. Các triệu chứng nói trên sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào búi trĩ là trĩ nội hay trĩ ngoại. Trĩ nội thường hay chảy máu khi đi đại tiện hơn.
Theo TS.BS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, trĩ là một bệnh lành tính hoàn toàn, không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống do những khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Để hỗ trợ trong điều trị trĩ cũng như phòng tránh bệnh trĩ, cách đơn giản nhất là chúng ta nên duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học. Một số thực phẩm giàu chất xơ và nhiều nước giúp bạn có thể phòng ngừa và giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh trĩ.
Uống nhiều nước
Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân. Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.
Sử dụng thực phẩm nhuận tràng
Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn thanh long, khoai lang cũng là một loại thực phẩm nhuận tràng hạn chế táo bón tốt cho người bị bệnh trĩ.
Ăn thức ăn có nhiều chất xơ
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển và giảm áp lực khi đi đại tiện. Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, đậu lăng và đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
Ăn thức ăn nhiều chất sắt
Người bệnh trĩ dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu co khi kéo dài, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, vừng (mè đen), …
Ngoài ra cần tránh: Tránh các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá, gia vị như ớt, tiêu
Bên cạnh chế độ ăn uống người bệnh trĩ cần:
- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ
- Hình thành thói quen đi đại tiện mỗi ngày đúng giờ thường vào sáng sớm, tránh không được rặn
- Ngâm hậu môn bằng nước ấm có hoặc không pha muối hoặc betadin để vệ sinh tại chỗ và giảm đau rát, ngứa khó chịu
- Chế độ làm việc & hoạt động: Hạn chế đứng lâu, ngồi lâu: Nghỉ ngơi giữa giờ khoảng 15 phút sau 45 phút làm việc, nằm gác chân cao
- Tái khám: Tái khám 1 tuần sau mổ hoặc khi đau nhiều, chảy máu nhiều khi đi cầu, sưng nề vùng hậu môn.
- Trĩ nặng (trĩ nội độ 4) và đã bị sa thường phải giải quyết bằng điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Trĩ ngoại có huyết khối gây tắc nghẽn phải dùng phẫu thuật.
- Trĩ nội độ 1,2,3, trĩ ngoại chưa biến chứng nên dùng thuốc điều trị có dẫn xuất flavonoid giúp co búi trĩ, tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm viêm, cầm máu, giảm đau tốt. Hiện có rất nhiều thảo dược tốt an toàn chứa thành phần flavonoid điều trị trĩ hiệu quả: Hòe giác (quả hoa hòe, hòe hoa không tác dụng tốt như quả), hoàng cầm, địa du, phòng phong, đương quy…..Một trong các thuốc thảo dược đó là thuốc trĩ Tomoko, với hơn 12 năm trên thị trường đã giúp nhiều bệnh nhân trĩ an lòng khỏi lo tái phát.
- Ts Khanh nhấn mạnh, điều trị trĩ chỉ giải quyết vấn đề trước mắt, còn về lâu dài thói quen sinh hoạt điều độ từ ăn uống, vận động… vẫn là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa và quản lý bệnh trĩ tái phát. Do vậy đối với người đang điều trị trĩ thì song song với việc dùng thuốc thì cần đảm bảo ngăn ngừa các yếu tố thuận lợi gây ra trĩ để hạn chế trĩ tái phát.